NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ - TÂM ĐIỂM CÔNG NGHIỆP 4.0

2022-03-27 15:36:00

Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử được xem là ngành học “hot” tại nước ta trong những năm gần đây đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Vậy ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử sẽ học những gì, sau khi ra trường có thể làm gì? Mức lương như thế nào? Đó chính là thắc mắc của nhiều thí sinh đứng trước “ngưỡng cửa” chọn ngành học trong thời khắc quyết định tương lai này.

1. Ngành kỹ thuật Điện – Điện tử là gì?

Kỹ thuật điện (Kỹ thuật điện, điện tử) là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông.

Có thể thấy, tất cả các thiết bị hệ thống từ đơn giản đến phức tạp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực đều có sự hiện diện không thể thiếu của ngành CNKT Điện - điện tử. Học ngành này, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Điện, Điện tử và các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Do đó, sinh viên sẽ có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị Điện, Điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời;… và có thể tiếp cận với các thành tựu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện, điện tử,…

Ngoài ra, sinh viên ngành này còn được trang bị những kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực điện, điện tử như: Phân tích, đánh giá, đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn đề điện, điện tử, điện ô tô; Sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để mô phỏng, tính toán các vấn đề thực tế trong các công trình công nghiệp và dân dụng; Vận hành, lắp đặt, thi công các công trình điện, điện tử, điện tự động tại các nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp và dân dụng; Chuyển giao công nghệ, quản lý, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện, điện tử, điện ô tô.

Tại trường Đại học Công nghiệp Vinh sinh viên còn được chú trọng rèn luyện thêm kỹ năng mềm cần thiệt để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điện, điện tử bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả,...

2. Ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử cần học những gì?

Học ngành kỹ thuật điện, điện tử sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu về kỹ thuật điện, điện tử và các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sinh viên có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời, thuỷ điện, nhiệt điện, thiết kế vi mạch, điều khiển hệ thống, thiết kế nhà thông minh, robotic, kỹ thuật truyền thông mã hóa, số hóa, lập trình vi điều khiển, hệ thống nhúng…

Để nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên theo học ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Nhà trường còn chú trọng trang bị, cập nhật cho SV những kiến thức cơ bản và chuyên ngành về kỹ thuật, thiết kế, điều hành sản xuất trong lĩnh vực mình đã lựa chọn. Cụ thể, SV sẽ được học nhiều kiến thức liên quan đến khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, máy điện, vật liệu điện, đo lường điện, vẽ điện, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật cao tần, mạch điện, an toàn điện...giúp sinh viên dễ dàng có được việc làm sau khi ra trường.

Đặc biệt, các bạn sẽ được chú trọng vào thực hành song song lý thuyết vững chắc xuyên suốt trong quá trình học. Bên cạnh đó, các bạn sẽ được trực tiếp các giảng viên và chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề giảng dạy.

Ngoài ra sinh viên còn được trang bị sử dụng các phần mềm chuyên ngành dùng để tính toán, lập trình mô phỏng phục vụ thiết kế nhằm hỗ trợ sinh viên sau khi ra trường sẽ có những kiến thức nền tảng cơ bản nhất, tìm được công việc tốt phù hợp với chuyên ngành và mang lại nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp.

3. Những kỹ năng dành cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử sẽ được đào tạo chuyên sâu tại IUV

- Nắm vững Kiến thức đại cương về các môn Toán, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

- Nắm vững Kiến thức cơ sở và kiến thức cốt lõi của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử.

- Biết tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử.

- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo.

- Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án.

- Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học

- Biết kiểm định, thử nghiệm, khai thác và sử dụng các dịch vụ Công nghệ Kỹ thuật điện – điện tử. Tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ.

4. Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử

4.1. Lý do để chọn học ngành CNKT Đ iện - điện tử tại Trường Đại học Công nghiệp Vinh

- Đặc biệt Học phí thấp, học bổng hấp dẫn

- Cơ hội học song bằng, tốt nghiệp với hai bằng Đại học

- Chương trình đào tạo gắn liền với thực hành và theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp

- Đội ngũ giảng viên tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu thực tế trong các chuyên ngành

- Trong chương trình đào tạo sinh viên được học TIẾNG ANH, TIẾNG TRUNG, và được trau dồi các KỸ NĂNG MỀM

- Được đi trải nghiệm và thực tập tại các Tập đoàn lớn, chuyên nghiệp ngay từ năm thứ 2 và được hưởng lương

- Phong trào tình nguyện, văn hoá, văn nghệ thể thao sôi nổi và đa dạng

- Có cơ hội được ở Ký túc xá miễn phí cho năm học đầu tiên

- Là một trường Đại học, nằm ở trung tâm TP Vinh - Luôn luôn sôi động và hấp dẫn đối với cuộc sống và sở thích của Sinh viên

4.2. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử sinh viên sẽ được làm việc tại các vị trí

- Tất cả các nhà máy, các dây chuyền sản xuất tự động, từ lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp cho đến y tế đều cần phải có các kĩ sư, các chuyên gia và các kỹ thuật viên. Do đó nhu cầu của xã hội với chuyên ngành điện – điện tử rất rộng.

- Làm công tác giảng dạy về ngành.

- Đảm nhận các công việc thiết kế, chế tạo các chi tiết máy, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống điện – điện tử trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp,....

- Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các Viện nghiên cứu, sở khoa học & công nghệ ...

- Nhà trường liên kết với các doanh nghiệp lớn như: Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Khu công nghiệp Vũng Áng, Tập đoàn Vincom, Tập đoàn Mường Thanh, Tập đoàn KHKT Hồng Hải, Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama)... tuyển dụng vào các vị trí phù hợp.

- Nhà trường liên kết với công ty FAJ thuộc tập đoàn Will Group (Nhật Bản) tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp sang làm việc lâu dài tại Nhật Bản.

5. Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử học bao nhiêu năm? Và bằng cấp như thế nào?

- Thời gian đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện- Điện tử hệ đại học là từ 3.5 – 4 năm.

- Bằng cấp: Sinh viên hoàn thiện tất cả các môn học trong chương trình học của trường, sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân thực hành do Đại Học Công Nghiệp Vinh cấp theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

6. Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử xét tuyển bằng phương thức nào?

Phương thức xét tuyển:

- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

- Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ THPT bằng 2 cách:

+ Xét tổng điểm 3 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên.

+ Xét tổng điểm 3 môn lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.

Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử:

- A00: Toán, Lý, Hóa

- A01: Toán, Lý, Anh

- D01: Toán, Văn, Anh

- D07: Toán, Hóa, Anh

Như vậy, bài viết trên đã cùng các bạn tìm hiểu về ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử . Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn để lựa chọn con đường tương lai của mình. Chúc các bạn thành công!






Tư vấn tuyển sinh

096 446 77 88

Tư vấn nhập học

091 838 18 88